Núi lửa trên những thiên thể khác Núi lửa

Núi lửa Tvashtar phun trào với cột khói cao 330 km trên bề mặt Io, vệ tinh của Sao Mộc

Mặt Trăng của Trái Đất không có núi lửa lớn nào, mặc dù bằng chứng gần đây cho thấy nó có thể có lõi còn nóng chảy.[46] Tuy nhiên, Mặt Trăng có nhiều dạng địa hình núi lửa như là biển (vùng sẫm màu trên bề mặt mặt trăng), rillevòm.

Olympus Mons (Latin, "Núi Olympus"), nằm trên Sao Hỏa, là ngọn núi cao nhất được biết đến trong hệ Mặt Trời

Có một vài núi lửa đã tắt trên Sao Hỏa, bốn trong số đó là những núi lửa khiên lớn hơn những núi lửa trên Trái Đất rất nhiều. Chúng là Arsia Mons, Ascraeus Mons, Hecates Tholus, Olympus Mons, và Pavonis Mons. Những núi lửa nảy đã ngừng hoạt động hàng triệu năm,[47] nhưng tàu thăm dò Mars Express của châu Âu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hoạt động núi lửa có thể đã diễn ra trên Sao Hỏa trong quá khứ gần.[47]

Vệ tinh của Sao Mộc, Io, là thiên thể hoạt động núi lửa tích cực nhất trong hệ mặt trời do tương tác thủy triều với Sao Mộc.[48] Nó được bao phủ bởi núi lửa phun trào lưu huỳnh, lưu huỳnh dioxit và đá silicat, khiến cho bề mặt của Io luôn được bồi thêm. Dung nham của nó nóng nhất trong hệ mặt trời, với nhiệt độ vượt quá 1.800 K (1.500 °C). Tháng 2 năm 2001, vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời được ghi nhận trên Io.[49] Một nghiên cứu năm 2010 về hành tinh ngoài hệ Mặt Trời COROT-7b, chỉ ra rằng gia nhiệt thủy triều từ ngôi sao chủ gần với hành tinh đó có thể gây ra hoạt động núi lửa mạnh mẽ như ở trên Io.[50]

Europa, vệ tinh Galileo nhỏ nhất, cũng có một hệ thống núi lửa đang hoạt động, chỉ khác là hoạt động của nó hoàn toàn dựa trên nước, đông lạnh thành băng trên bề mặt.[51] Năm 1989 tàu vũ trụ Voyager 2 quan sát núi lửa băng trên Triton, một vệ tinh của Sao Hải Vương, và vào năm 2005 tàu thăm dò Cassini–Huygens chụp đài phun hạt đóng băng trên Enceladus, một vệ tinh của Sao Thổ.[52][53] Vật chất phun trào có thể chứa nước, nitơ lỏng, amoniac, bụi, hoặc hợp chất chứa metan. Cassini–Huygens cũng tìm thấy bằng chứng cho núi lửa băng phun trào metan trên vệ tinh Sao Thổ, Titan, được cho là góp phần vào thành phần metan trong khí quyển của vệ tinh này.[54]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi lửa http://gsc.nrcan.gc.ca/volcanoes/erupt_e.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/632130 http://www.discovery.com/convergence/supervolcano/... http://news.nationalgeographic.com/news/2010/02/10... http://www.volcanodiscovery.com/558.html http://adsabs.harvard.edu/abs/1979LPI....10.1370W http://adsabs.harvard.edu/abs/1991Geo....19..200C http://adsabs.harvard.edu/abs/1995JGR...100.8417G http://adsabs.harvard.edu/abs/2004QJRMS.130.2361M http://adsabs.harvard.edu/abs/2005JVGR..143..133S